Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019
Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT
Chủ điểm
|
: Nghề
nghiệp
|
Đề tài
|
: Bật liên
tục vào 5 vòng
|
Đối tượng
|
: 4-5
tuổi.
|
Số lượng
|
: 20 trẻ
|
Thời gian
|
: 25 phút
|
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ thực hiện bài tập vận động cơ bản bật liên
tục đúng kỹ thuật, thuần thục
- Thực hiện
bài tập phát triển chung nhịp nhàng.
- Củng cố kỹ
năng bò thấp chui qua cổng lấy cờ cắm vào đảo.
- Hiểu rõ luật
cơ bản của trò chơi
- Trẻ trả lời
hệ thống câu hỏi của cô to, rõ rang lưu loát.
2. Kỹ năng
- Phát triển thể
lực cho trẻ
- Rèn luyện kỹ
năng dùng sức mạnh của đôi bàn chân bật
lien tục vào 5 ô, tiếp đất nhẹ nhàng bằng 2 mũi bàn chân và gót chân, không
chạm vòng.
- Rèn trẻ kỹ
năng chuyển đội hình, đội ngũ, điểm số chuyển tách hàng
- Rèn luyện tố
chất nhanh nhẹn, khéo léo khi thực hiện vận động
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ
Mạnh dạn tự tin, tính kỷ luật, tinh thần tập thể cho trẻ
- Trẻ hứng thú
với giờ học, biết vâng lời cô.
- Có ý thức
thi đua trong tập thể.
II: Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- 10 chiếc
vòng cho trẻ bật.
- Giáo án, máy
tính có các bài hát phục vụ cho tiết học, xắc xô, vòng nhựa, ghạch đồ chơi, hai
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
2. Đồ dùng của trẻ:
- Vòng nhựa(
mỗi trẻ một cái), hoa gắn số 1,2
- Ống cờ, nơ
tay, Nơ xanh, nơ đỏ
3. Trang phục:
- Cô và trẻ
mặc quần áo thể thao gọn gàng, dễ vận động.
4. Địa điểm:
Phòng nhóm
sạch sẽ, nền trải thảm
5. Nội dung thích hợp
- Lĩnh vực
phát triển nhận thức, Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, Lĩnh vực phát triển tình
cảm kỹ năng và xã hội, Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
|
Dự kiến hoạt động của trẻ
|
1.
Ổn định tổ chức (2-3
phút)
- Cho trẻ đọc đồng dao: rềnh
rềnh ràng ràng”
|
- Trẻ đọc và làm động tác
|
- Trong bài
đồng dao có nhắc đển nghề gì
|
-2 trẻ trả lời
|
- Trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau, ước mơ sau này lớn lên các
con sẽ làm nghề gì
|
- 3 trẻ trả
lời
|
- Vừa Rồi cô
Trang được nghe ước mơ của các con, bạn làm cô giáo, bạn làm bác sỹ, bạn quang muốn làm chú bộ đội, bạn nào có chung
ước mơ làm chú bộ đội giống bạn Quang
- Rất
nhiều bạn có ước mơ làm chú bộ đội. Để ước mơ trở thành chú bộ đội hằng ngày
chúng mình phải làm gì
* giáo dục: Để cơ thể chúng mình khỏe mạnh mau lớn để trở
thành các chú bộ đội chúng mình phải năng tập thể dục và phải ăn đầy đủ các
chất dinh dưỡng và phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ. các con có đồng ý với cô
không
|
- Trẻ giơ
tay biểu quyết
- Năng tập thể dục và ăn đủ chất,
đủ lượng ạ
- Có ạ
|
- Vậy tất cả
các bạn đều đủ điều kiện để tham gia vào chương trình, chúng ta cùng tiến lên
đường thôi
|
|
2. Bài mới ( 19 - 20 phút)
|
|
- Các bé ơi!
Truyền tin, truyền tin.
- Các bé đón
nghe xem tin vui gì đến với lớp chúng mình nhé.
|
- Tin gì, tin gì
-Trẻ đón
nghe
|
- Loa loa
loa loa hôm nay trường quay S9 có tổ
chức trò chơi “ Chúng tôi là chiến sỹ” Đến với chương trình hôm nay, cô xin
trân trọng giới thiệu các cô trong Ban giám khảo đề nghị chúng ta nhiệt liệt
chào mừng
|
-Trẻ vỗ tay.
|
- Thành phần
vô cùng quan trọng trong chương trình hôm nay là: các bé đến từ đội Đai xanh.
Và các bé
đến từ đội Đai đỏ.
|
- Đội Đai
xanh chào.
- Đội Đai đỏ
chào.
|
- Cô Trang
là người đồng hành cùng các bé trong chương trình hôm nay, đề nghị chúng ta
nhiệt liệt chào mừng
+ Khám sức
khỏe.Trước
khi tiến hành trò chơi cô hói có bạn nào mệt mỏi, đau chân, đau tay không
|
- Trẻ vỗ tay.
- Không ạ
|
a) Khởi động:
- Không để
các bé phải chờ lâu, chúng ta sẽ cùng bước vào phần chơi đầu tiên được mang tên“Diễu hành” với bài hát “ Mời lên tầu lửa”.
|
- Trẻ khởi động – đi các kiểu đi .
|
- Các chiến
sĩ đã hoàn thành trò chơi thử thách đâu tiên rất xuất sắc, trước khi đến với trò chơi thứ 2 mời các chiến sĩ điểm số
1,2,… đến hết.
Đội Đai xanh
Đội Đai đỏ
|
- Đội Đai
xanh điếm số
- Đội Đai đỏ
điểm số
|
b) Trọng động:
* Bài tập phát triển
chung
- Ngay sau
đây Xin mời các chiến sĩ tham gia vào phần chơii thứ 2 với tên gọi “ Vui cùng
chiến sỹ”với bài hát “Cháu thương chú bộ đội”
|
- Trẻ tập
theo nhạc cùng cô.
|
- Hai đội đã hoàn thành phần chơi thứ 2 rất
giỏi cô chúc mừng 2 đội.
|
- Trẻ vỗ
tay.
|
- Ban tổ chức giành tặng mỗi chiến sĩ một
chiếc vòng để các chiến sĩ vui chơi tự do với vòng, 1 phút chơi tự do bắt
đầu.
|
- Trẻ chơi
với vòng.
|
- Một phút chơi với vòng kết thúc mời các
chiến sĩ số 2 bước về vị trí cũ.
(Cô dùng
hiệu lệnh để trẻ thu hồi vòng)
|
- Trẻ bước
về hàng.
- Hai trẻ thu vòng.
|
* Vận động cơ bản
- Nhiệm vụ nào
cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, luôn sẵn sàng chiến đấu.
- Tiếp theo
xin mời các chiến sĩ đến với phần chơi
thứ 3 “Thử tài chiến sĩ” có tên gọi “ Bật liên tục vào 5 vòng”
- Các con ạ,
các chú bộ đội trên đường hành quân phải trèo đèo, lội suối, bây giờ chúng
mình cùng xem các chú làm như thế nào nhé.
|
|
- Mời 2 trẻ
tập
|
- Trẻ ở dưới quan sát.
|
- Các con thấy các chú bộ đội vừa làm gì?
|
- Một trẻ
trả lời.
|
- Còn có muốn
làm được như các chú không?
|
- Có ạ
|
- Để làm tốt
được như cá chú bây giờ các con cùng quan sát cô làm mẫu một lần.
|
|
- Cô thực
hiện và phân tích kỹ thuật
|
- Trẻ quan
sát
|
- Tư thể
chuẩn bị: Đứng trước vạch xuất phát, 2 tay chống hông, hai chân chụm khi có
hiệu lệch “ Bật” thì dùng sức của đôi chân bật liên tục vào 5 vòng, tiếp đất
bằng 2 mũi bàn chân nhẹ nhàng, không chạm vòng.
|
- Trẻ quan sát
|
- Hỏi trẻ:
Cô vừa thực hiện vận động gì?
|
- Một trẻ
trả lời
|
-Từng đội
lần lượt thực hiện ( mỗi trẻ 1 lẫn)
|
- Trẻ thực
hiện
|
Nhiệm vụ đầu
tiên các chiến sĩ đã hoàn thành rất tốt nhưng thử thách ngày càng khó khăn
hơn. Lần này các chiến sĩ sẽ thể hiện theo từng cặp đôi
|
- Trẻ thực hiện
|
- Để có một
cuộc sống hòa bình cho cô con mình thì các chú bộ đội nói chung và Các chú bộ
đội Đảo Sa và Hoàng Sa nói riêng vẫn ngày đêm canh giữ biển trời quê hương.
Chính vì vậy cô muốn các con giành những tình cảm để giúp các chú bộ đội xây
Đảo Trường Sa và hoàng Sa thật vững chắc để bảo vệ Tổ Quốc thân yêu của chúng
ta. Nhiệm vụ đội đai xanh xây đảo Hoàng Sa, đội đai đỏ xây đảo Trường Sa.
Thời gian chơi là 1 bản nhạc “ Ba em là bộ đội Hải Quân”
- Các bạn đã
sẵn sang tham gia vào cuộc đua tài này chưa
|
- Sẵn sàng
- Hai đội
thi đua
|
*Nhận
xét trò chơi
- Ba phần
chơi đầu tiên của chúng ta đã diễn ra thật sôi nổi. Các chiến sĩ đã cùng nhau
thực hiện vận động gì?
- Gọi 2 trẻ
trả lời
- Đúng rồi
chúng mình vừa thực hiện vận động cơ bản: Bật liên tục vào 5 vòng rất xuất
sắc, và ngay sau đây chúng mình cùng chuyển sang phần chơi thứ 4 mang tên: Chiến sỹ và những người bạn:
|
- Hai trẻ trả lời
|
* Trò chơi
vận động: Sau khi giúp các chú giúp các chú bộ đội xây dựng quần đảo Trường Sa
và Hoàng Sa thật vững chắc rồi, để thể hiện chủ quyền của đất nước trên quần
đảo này. Cô muốn chúng mình hãy thi đua cắm thật nhiều cờ trên đảo bằng cách
bò qua đường hầm lấy cờ cắm vào đảo của mình. Đội nào cắm được nhiều cờ đội
đó sẽ chiến thắng. Các con nhớ là bò thật khéo léo không được chạm vào đường
hầm. Nếu chạm vòa thì lá cờ đó không được tính.
|
- Trẻ lắng nghe
|
Các bạn đã
rõ luật chơi chưa, đã săn sàng chưa?
|
Sẵn sàng
|
Trò chơi bắt
đầu
|
Trẻ tham gia chơi
|
Cô nhận xét
tuyên dương trẻ
|
Trẻ vỗ tay
|
c) Hồi tĩnh:
Chương trình
của chúng ta đã gần đến hồi kết thúc, qua chương trình này các con có thấy
yêu các chú bộ đội không?
|
Có ạ
|
Yêu quý chú
bộ đội hãy cùng nhau thể hiện tình yêu đối với các chú bộ đội bằng việc biểu
diễn thật hay bài hát “ ước mơ người chiễn sỹ”
Cô bật nhạc
bài “ ước mơ người chiến sỹ”
|
Trẻ hít thở, vận động
nhẹ nhàng
|
3. Kết thúc ( 1 – 2 phút)
Chương trình
“Chúng tôi là chiến sĩ” được kết thúc tại đây, Ban tổ chức tuyên bố cả hai
đội chơi đều đạt danh hiệu chiến sỹ giỏi. Ban tổ chức xin gửi lời chúc tới
tất cả các bé luôn chăm ngoan học giỏi, chúc các cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc và nhiều niềm vui.
|
|
Xin chào và
hẹn gặp lại
Nhạc bài
“Chúng tôi là chiến sĩ”
|
Trẻ vỗ tay và đi ra
ngoài
|
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Ném xa bằng 2 tay.
Đối tượng: 4-5 tuổi
Số lượng: 20 trẻ.
Thời gian: 25 phút
I. MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
1. Kiến
thức:
- Trẻ trẻ biết dùng lực của 2 tay ném túi cát ra xa và
ném đúng kỹ thuật.
- Biết chơi trò chơi dân gian 1 cách tích cực
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng thực hiện các vận động của giờ vận
động: đi, chạy theo hiệu lệnh, tập hợp, tách hàng; tập bài tập phát triển chung
và vận động cơ bản.
- Trẻ có kỹ năng hoạt động theo nhóm: Tuân theo sự hướng
dẫn của cô.
- Trẻ chơi trò chơi đúng cách chơi, đúng luật chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức kỷ luật, tập trung chú ý trong khi
học.
- Biết tôn trọng cô, tôn trọng bạn: nghe theo sự hướng
dẫn của cô, biết nhường nhịn bạn, biết tự nhắc nhau tôn trọng kỷ luật của tập
thể.
Hoạt động của cô
|
Dự kiến hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định ( 2-3 phút)
Một trẻ lên làm trưởng
trò: Các bạn ơi (xúm xít, xúm xít)
Chúng mình chúng đọc vè
về mẹ nào.
Cô đến: Hỏi trẻ vừa đọc
bài vè nói về ai?
Mẹ là thành viên không
thể thiếu được trong gia đình.
Gia đình là cái nôi đầu
tiên nuôi dưỡng ta lên người, các con hãy kể về gia đình của mình nào?
Giáo dục trẻ: Biết yêu
quý gia đình và nghe lời ông bà, bố mẹ.
2. Bài mới (18-20 phút):
Một trẻ gọi loa giới
thiệu hội thi: Gia đình vui khỏe.
- Trước khi vào hội thi
khám sức khỏe cho trẻ.
- Khởi động: Đường đến
hội thi rất xa các bạn muốn đi bằng phương tiện gì?
Mời các con khẩn trương
lên tàu đến với hội thi nào.
- Trẻ khởi động đi nhiều
kiểu ( trên nền nhạc: Đoàn tàu nhỏ xíu). Đi thường – đi bằng mũi bàn chân, đi
bằng gót chân, đi nhanh, đi chậm…..
Đã đến hội thi rồi.
- Chào mừng các bé đến
với hội thi: Gia đình vui khỏe
-Cô Giới thiệu hội thi:
Đến tham gia hội thi là:
Gia đình đai đỏ và gia đình đai xanh.
- Thành phần Ban giám
khảo: là các cô giáo tới dự giờ, không để các đội phải chờ lâu, ngau sau đây
xin mời hội thi đến với phần thi thứ nhất:
* BTPTC: Tập với bài: Cả nhà đều yêu.
- Mời các gia đình đến
với phần thi đầu tiên có tên gọi: Gia đình cùng biểu diễn.
- Trước khi vào phần thi
mời 2 đội cùng điểm danh từ 1-2 đến hết.
- Cô cho trẻ tạo tành 4
hàng ngang.
- Tập BTPT chung: Cả nhà
đều yêu (trẻ tập 2 lần) khen trẻ.
- Các gia đình biểu diễn
rất đẹp thưởng mỗi thành viên một túi cát để chơi tự do.
* Vận động cơ bản:
Hội thi yêu cầu các gia
đình về xếp hàng chuẩn bị bước vào phần thi thứ 2 cũng là phần thi chính của
hội thi ngày hôm nay có tên gọi: Ném xa bằng 2 tay.
Cô làm mẫu lần 1:
- Hỏi trẻ cô vừa thực
hiện vận động gì?
Cô làm mẫu lần 2:
Cô phân tích động tác:
Tư thế chuẩn bị, hai chân đứng thẳng rộng bằng hai vai và chạm vạch, hai tay
cầm túi cát khi có hiệu lệnh 2 tay đưa túi cát lên cao lấy đà ném mạnh túi
cát về phía trước.
Gọi một trẻ lên làm lại.
- Trẻ thự hiện:
Lần 1: từng trẻ tập.
Lần 2: Lần lượt 2 trẻ
của 2 gia đình.
Lần 3: Thi xem gia đình
nào nhanh.
- Cô nhận xét kết quả:
* TCVĐ: Hội thi muốn thử sức các gia đình qua trò chơi kéo co với
luật chơi:
- Cô giới thiệu cách
chơi, luật chơi.
- Cô nhận xét kết quả
hội thi và chúc mừng các gia đình.
* Hồi tĩnh: (1 phút)
Các thành viên của các
gia đình vừa trải qua cuộc chơi dài, các thành viên cảm thấy thế nào? Có vui
không?
Nhưng đã đến lúc các
thành viên phải về đoàn tụ bên gia đình mình rồi, cô mời các thành viên về
với tổ của mình nào.
3- Kết thúc: (1 phút) cô mời trẻ đi chơi hội mùa thu
|
- Bên nhau bên nhau
- Trẻ cùng đọc to.
- Nói về mẹ ạ
- Hai trẻ kể.
( Thích quá thíc quá)
- Tàu hỏa ạ
- Trẻ dừng lại.
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ điểm danh.
- Trẻ tập.
- Trẻ lấy túi cát.
- Trẻ chơi 2 lần.
- Trẻ đi vòng 2-3 vòng,
hít thở thật sâu.
- Trẻ hát và ra ngoài
|
GIÁO ÁN
Lĩnh vực
phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Bản
thân
Đề tài:
Truyện “Gấu con bị đau răng”
Đối tượng:
Trẻ 3-4 tuổi
Số lượng:
20 trẻ
Thời gian:
20 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người soạn
và dạy: Nguyễn Thị Phượng
I/ Mục đích yêu cầu:
1.
Kiến thức:
-
Trẻ biết tên truyện, các nhân vật trong truyện.
-
Trẻ hiểu được nội dung truyện (Gấu con lười đánh răng nên bị đau răng).
2.
Kỹ năng:
-
Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô, trả lời câu hỏi to, rõ ràng.
-
Rèn khả năng chú ý có chủ định và biết lắng nghe.
3.
Thái độ:
-
Trẻ hứng thú nghe cô kể truyện.
-
Biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, chăm đánh răng hàng ngày.
II/ Chuẩn bị:
1.
Đồ dùng của cô:
-
Máy tính, giáo án powerpoin.
-
Nhạc bài hát: “Thật đáng yêu”, “Mừng sinh nhật”.
-
Tranh truyện: “Gấu con bị đau răng”.
2.
Đồ dùng của trẻ:
-
Trang phục gọn gàng, phù hợp với thời tiết.
3.
Đội hình:
-
Trẻ ngồi thảm, hình chữ U.
III. Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
|
1. Ổn định tổ chức (2-3 phút)
|
|
Giới thiệu khách…
|
- Trẻ vỗ tay
|
Cô và trẻ hát, vận động theo bài
“Thật đáng yêu”
|
- Trẻ hát và vận động cùng cô
|
- Vừa rồi cô thấy chúng mình hát
rất là hay đấy, vậy bạn nào cho cô biết chúng mình vừa hát bài hát gì?
|
- 1 – 2 trẻ trả lời
|
- À, đúng rồi, vừa chúng mình hát
bài hát “Thật đáng yêu”, bài hát nhắc nhở chúng mình làm gì vào buổi sáng sau
khi thức dậy?
|
- 2 – 3 trẻ trả lời
|
Giáo dục: Đúng rồi các con ạ. Để
có một khuôn mặt xinh xắn, một hàm răng chắc khỏe, thì mỗi sáng thức dậy
chúng mình phải vệ sinh sạch sẽ, chăm chỉ đánh răng, rửa mặt, các con có đồng
ý với cô không?
|
- Trẻ trả lời: Vâng ạ.
|
2. Bài mới (15-17 phút)
|
|
- Hôm nay cô thấy chúng mình học
rất ngoan cô tặng chúng mình một chuyến đi thăm quan rừng xanh, chúng minh có
thích không?
|
- Trẻ trả lời: Có ạ.
|
- Nào cô con mình cùng đến rừng
xanh
|
|
Cô, trẻ hát: Nào mình cùng lên xe
buýt, nào mình cùng đi chơi nhé. (2 lần)
|
- Trẻ hát.
|
- Ta đã đến rừng xanh rồi. Chúng
mình nhìn xem trong rừng xanh có hình ảnh của ai đây.
|
- Trẻ cả lớp trả lời: Bạn gấu ạ.
|
- Chúng mình nhìn xem bạn gấu như
thế nào nhỉ?
|
- Trẻ trả lời.
|
- Chúng mình được nghe truyện kể
về bạn gấu chưa?
|
- 2 – 3 trẻ trả lời
|
- Có bạn được nghe rồi, có bạn
chưa được nghe, vậy bây giờ các con ngồi thật đẹp để nghe cô Phượng kể cho
chúng mình nghe một câu truyện có tựa đề “Gấu con bị đau răng” do cô Tạ Bích
Liên Sưu Tầm nhé!
|
- Vâng ạ.
|
* Cô kể cho trẻ nghe lần 1 (không
tranh)
|
- Trẻ lắng nghe cô kể truyện.
|
- Chúng mình vừa nghe cô kể câu
truyện có hay không?
|
- Trẻ cả lớp trả lời.
|
- Vậy bạn nào giỏi cho cô Phượng
biết cô vừa kể câu truyện gì?
|
- 2 trẻ trả lời
|
- Trong câu truyện có nhân vật
nào?
|
- 2 trẻ trả lời
|
Nào chúng mình cùng nhìn tinh xem
đây là hình ảnh của ai?
|
- Trẻ cả lớp trả lời.
|
* Cô kể lần 2: Kết hợp tranh, đàm
thoại nội dung.
|
|
À đúng rồi, Gấu mẹ, Gấu con, bác
sĩ có trong câu truyện “Gấu con bị đau răng”. Bây giờ chúng mình cùng ngồi
ngoan nghe cô kể lại câu truyện này nào.
|
- Trẻ ngồi ngay ngắn nghe cô kể truyện.
|
- Các con ơi, cô kể câu truyện đến
đây là hết rồi.
|
- Trẻ vỗ tay
|
- Vào ngày sinh nhật của bạn Gấu
con, có những bạn nào mang quà đến tặng Gấu nào?
|
- 2 – 3 trẻ trả lời
|
- Được các bạn tặng quà Gấu con
đã làm gì?
|
- Trẻ trả lời.
|
À đúng rồi các con ạ, khi được
người lớn, cô giáo, bạn bè cho, tặng gì chúng mình phải biết cảm ơn, các con
nhớ chưa?
|
- Trẻ cả lớp trả lời.
|
- Bạn Gấu rất thích ăn bánh kẹo,
sau khi ăn bánh kẹo, bạn gấu đã làm gì?
|
- Trẻ trả lời.
|
- Vì sao bạn Gấu bị đau răng?
|
- 1 – 2 trẻ trả lời.
|
- Nghe lời bác sĩ, Gấu con đã làm
gì?
|
- Trẻ trả lời
|
- Để có một cơ thể khỏe mạnh và hàm
răng chắc khỏe các con phải làm gì?
|
- 1 – 2 trẻ trả lời.
|
- Vậy bây giờ các con đứng lên
cùng cô học tập bạn Gấu tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh nào.
Cho trẻ vận động nhẹ nhàng.
|
- Trẻ đứng dậy vận động cùng cô.
|
Để có một cơ thể khỏe mạnh, thông
minh học giỏi chúng mình phải thường xuyên đánh răng, vệ sinh thân thể, và ăn
đủ các chất bổ dưỡng các con có đồng ý với cô không?
|
- Trẻ lắng nghe.
|
* Lần 3: Cô cho trẻ xem qua băng
hình
|
|
Cô thấy bé nào cũng ngoan và học
giỏi, cô Phượng tặng chúng mình một video clip kể về bạn Gấu con, các con có
muốn xem không?
|
- Trẻ trả lời.
|
Và ngay bây giờ các con hướng mắt
lên màn hình để xem nào.
|
- Trẻ xem phim.
|
- Các con xem bộ phim có hay
không?
|
- Trẻ trả lời
|
Vậy bạn nào giỏi cho cô biết
chúng mình vừa xem bộ phim gì?
|
- Trẻ trả lời.
|
- Trong câu truyện có ai?
|
- 1 – 2 trẻ trả lời.
|
- Câu truyện nói về ai?
|
- 1 trẻ trả lời
|
- Qua câu truyện này, các con học
tập bạn Gấu điều gì?
|
- 1 – 2 trẻ trả lời: Chăm chỉ đánh răng, ăn ít bánh
kẹo, ăn nhiều chất bổ dưỡng.
|
3. Kết thúc (1-2 phút)
|
|
“Truyền tin, truyền tin”
|
“Tin gì, tin gì”
|
Tin, hôm nay là sinh nhật lần thứ
3 của bạn Gấu con, bạn có mời cô con mình cùng đến dự với bạn Gấu đó. Bây giờ
cô con mình cùng cất vang bài hát “Mừng sinh nhật” để đến nhà bạn Gấu con
nhé!
|
- Trẻ hát, đi ra ngoài.
|